Mascot có phải chỉ đơn giản là LOGO hoặc THÚ NHỒI BÔNG biết nhảy múa trong các event ?

 

Nếu ai đó nói với bạn Mascot còn được dùng làm nhân vật đại diện cho thương hiệu, mang đi viết truyện, làm comic, dựng phim hoạt hình…thì có thể bạn sẽ nghĩ làm vậy để làm gì, có lợi ích gì cho thương hiệu. Dưới đây là các cách mà Mascot được sử dụng, sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc đó.
1. Mascot xuất hiện ở mọi nơi trên phương tiện Internet.
Đó chính là Website, Landing page, Fanpage, Blog hay các video giới thiệu công ty hay sản phẩm. Vì Mascot giúp tăng độ nhận diện thương hiệu, Mascot luôn dễ nhớ và tạo ấn tượng tốt hơn rất nhiều so với chữ. Đôi khi có thể người xem sẽ quên mất sản phẩm bạn giới thiệu hay thông tin về công ty của bạn nhưng lại đọng lại trong đầu hình ảnh Mascot, vì Mascot rất trực quan sinh động.
Khi khách hàng đã ghi nhớ được “thứ gì đó” liên quan tới công ty thì bạn sẽ dễ dàng hơn trong các bước đi tiếp theo.
2. Mascot nói thay thương hiệu
Có những tình huống mà thương hiệu muốn nhắn nhủ gì đó tới khách hàng nhưng việc gọi điện hay gửi mail gửi tin nhắn nhiều thì sẽ gây cảm giác khó chịu cho khách hàng. Vậy thì hãy giao trọng trách này cho Mascot.
Một ví dụ điển hình và thành công là chú chim xanh Duo của ứng dụng học ngôn ngữ Duolingo. Duo nổi tiếng với biệt tài “làm phiền” nhưng người dùng lại không hề cảm thấy “phiền phức”. Lý do là vì cú xanh Duo quá đáng yêu với những dòng tin nhắn nhắc nhở học bài như sau: “Cú Duo dỗi rồi! Mở app học bài đi là Duo hết dỗi.” hay “ Thật xấu hổ nếu để mất chuỗi 6 ngày streak. Nhắc nhẹ ai đó vậy thôi!” Thậm chí nhiều người còn chia sẻ những dòng tin nhắn này lên mạng xã hội, một hình thức “truyền thông kép” rất khéo léo.
3. Dùng Mascot để truyền thông qua Social Media.
Bạn cũng có thể xây dựng Fanpage và Group hoặc một kênh YouTube, Tiktok… với Mascot làm "đầu tàu” truyền thông. Bằng cách này bạn sẽ để người dùng nhớ đến Mascot trước, rồi sau đó sẽ móc nối qua thương hiệu/sản phẩm của công ty. Cách làm này sẽ giúp việc tiếp cận khách hàng dễ dàng và nhanh chóng hơn rất nhiều. Vì mọi người đang định vị Mascot là một sản phẩm giải trí nên không mang tâm lý đề phòng. Họ sẵn sàng vào bình luận tương tác sôi nổi, sẵn sàng chia sẻ đi những câu chuyện hay, họ giúp bạn quảng bá Mascot của mình đi xa hơn.
Một ví dụ rất thành công trong trường hợp này là Mascot Mèo hồng Pingo của ZIZONE. Bước đầu Zizone phát triển nhân vật Mèo hồng và 2 nhân vật phụ Zizi và Bánh mì trước, xây dựng những video animation trên Instagram Reels rất thành công, sử dụng tốt mini visual content. Khi các nhân vật Mascot của mình đã trở nên nổi tiếng thì ZIZONE bắt đầu sử dụng chúng trong các chương trình quảng bá hay các chiến dịch truyền thông của mình.
4. Đưa Mascot “bước ra ngoài đời thật” trong những dịp quan trọng
Trong những dịp như khai trương, hoạt động tiếp thị ngoài trời hay đại diện tài trợ cho một chương trình nào đó hãy để Mascot xuất hiện ngoài đời thực. Hãy đặt may bộ đồ Mascot thật giống với hình ảnh trên máy tính để có được sự thống nhất trong truyền thông. Lúc này vai trò của Mascot có thể là đứng chào hỏi khách hàng, dẫn chương trình hoặc làm hoạt náo viên. Trong một sự kiện nếu có xuất hiện Mascot thì hiệu ứng truyền thông của nó sẽ cao hơn rất nhiều. Các siêu thị hay cửa hàng bán thực phẩm, cửa hàng điện máy đều ưa chuộng cách làm này.
Trên đây là một trong những cách phổ biến để sử dụng Mascot song hành cùng các chiến dịch truyền thông. Hi vọng gửi đến bạn cái nhìn rộng hơn về Mascot và ứng dụng của nó để từ đó khai thác tối ưu hơn.



Design by @Chia Sẻ MMO

Post a Comment

Previous Post Next Post

Nhận xét Mới